Halloween là một lễ hội thường niên được tổ chức vào ngày 31/10. Ngày nay, người ta không còn nhớ nhiều về ý nghĩa tôn giáo ban đầu của Halloween, mà đón nhận nó như một ngày hội vui chơi giải trí. Nhắc đến Halloween, chúng ta thường liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, những quả bí đáng sợ, những con nhện, những bộ xương người biết đi, v.v. Nhưng đã bao giờ bạn liên tưởng Halloween đến một hệ thống kinh tế?
Hoạt động kinh tế trong dịp lễ Halloween
Theo Hiệp hội bán lẻ NRF (National Retail Federation), người Mỹ dự kiến sẽ chi khoảng 2.6 tỷ đôla để mua kẹo vào dịp Halloween năm nay. Thậm chí, nếu tính đến chi phí mua trang phục và đồ trang trí thì chi tiêu cho khoản này cũng vọt lên thêm 8.8 tỷ đôla. Hàng trăm triệu người Mỹ cùng háo hức đón chờ dịp lễ này, hàng chục triệu đứa trẻ sẽ đến từng nhà chơi trò Trick or Treat để lấy kẹo và nó đã tạo nên một làn sóng chi tiêu khủng khiếp.
Có rất nhiều con số thống kê đáng kinh ngạc về mức độ sẵn sàng chi tiêu trong dịp lễ Halloween. Tuy nhiên, ở một góc độ khác mà những con số này vẫn chưa nói lên được, đó là tất cả những hành vi tiêu dùng trên đều diễn ra một cách hoàn toàn tự nguyện và không hề có sự tác động nào từ chính phủ.
Hàng trăm triệu người Mỹ tự nguyện bỏ ra 2.6 tỷ đôla chỉ để mua kẹo và tặng cho những người lạ đến gõ cửa nhà mình. Tất nhiên, không một ai ép họ phải “hào phóng” như vậy. Chính phủ không buộc chủ nhà phải cho kẹo trẻ em, cũng không ép các phụ huynh phải bỏ tiền mua trang phục Halloween cho con cái. Mọi người cùng hành động hướng đến một giá trị chung cho xã hội, dựa trên tinh thần hoàn toàn tự do và tự nguyện.
Mối quan hệ giữa Halloween và Chủ nghĩa Tư bản
Chủ nghĩa Tư bản là một cụm từ bị nhiều người khinh miệt do nó thường bị nhầm lẫn với Chủ nghĩa Nghiệp đoàn (Corporatism) – tức chính phủ cấp cho doanh nghiệp các khoản trợ cấp để giúp doanh nghiệp phát triển, và điều này bị cho là phi cạnh tranh và gần với hình thái Xã hội Chủ nghĩa. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư bản, theo cách nhìn nhận đúng đắn, là các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức vì lợi ích chung của mỗi bên một cách tự nguyện. Halloween là một ngành công nghiệp đang phát triển hoàn toàn tự do, không phụ thuộc chính phủ. Có thể nói, Halloween chính là hiện thân của Chủ nghĩa Tư bản.
Khi chính phủ can thiệp vào các vấn đề thuộc tự do cá nhân, nó sẽ làm giảm đi sức mua của nền kinh tế, và bằng cách này sẽ tước đi các cơ hội kinh tế. Chỉ khi nhu cầu tiêu dùng xuất hiện một cách tự nhiên và các hoạt động trao đổi diễn ra theo hướng tự nguyện, từ đó nó mới có thể sản sinh các cơ hội kinh tế mới để giúp các bên đều được hưởng lợi. Chẳng hạn, khi nhu cầu mua kẹo dịp Halloween tăng lên thì nhu cầu thuê lao động của cửa hàng bánh kẹo cũng tăng theo, nhân viên cửa hàng bánh kẹo được trả lương rồi dùng số tiền đó để mua một đôi sneaker ở một cửa hàng giày dép; tương tự, nhu cầu giày dép tăng lên và nhân viên cửa hàng giày dép sẽ có tiền để mua một bộ đồ mới ở một cửa hàng quần áo. Đó chính là ví dụ điển hình về cách vận hành của một nền kinh tế.
Halloween là gói kích cầu hiệu quả hơn bất cứ gói kích cầu nào từ chính phủ. Không cần bất cứ tác động nào, không hề có sự cưỡng ép, guồng máy kinh tế cứ thế hoạt động một cách tự nhiên và trơn tru nhất. Halloween, cũng như Chủ nghĩa Tư bản, hoạt động hoàn toàn dựa trên cơ chế win-win dựa trên tinh thần tự nguyện. Không có sự ép buộc nào, đề cao và tôn trọng tuyệt đối quyết định lựa chọn của mỗi người, Halloween và Chủ nghĩa Tư bản chính là tượng đài bất diệt của chủ nghĩa tự do.
Kiến thức rất bổ ích
I haven¦t checked in here for a while since I thought it was getting boring, but the last few posts are good quality so I guess I will add you back to my daily bloglist. You deserve it my friend 🙂
glucophage generic drug